GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.
VietGAP là gì? Chứng nhận VietGAP được hiểu thế nào
GAP là viết tắt của Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động.
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
VietGAP là Bộ tiêu chuẩn riêng của Việt Nam.

Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất phù hợp với VietGAP.
Lợi ích của tiêu chuẩn VietGAP?
Việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho các nhà sản xuất, người tiêu dùng và môi trường:
- Đối với nhà sản xuất: Tiêu chuẩn VietGAP giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng cường an toàn thực phẩm và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc tuân thủ VietGAP cũng giúp cải thiện quản lý nông trại, tăng năng suất và giảm rủi ro trong sản xuất.
- Đối với người tiêu dùng: Tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo rằng các sản phẩm nông nghiệp đáp ứng các yêu cầu về an toàn, chất lượng và dinh dưỡng. Người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm được chứng nhận VietGAP mà không lo về nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
- Đối với môi trường: Tiêu chuẩn VietGAP khuyến khích sử dụng các phương pháp canh tác bền vững, giảm thiểu sự sử dụng hóa chất độc hại và bảo vệ đa dạng sinh học. Điều này góp phần bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự cân bằng sinh thái.
VietGAP được phân loại như thế nào?
Tại Việt Nam, VietGAP được chia thành 3 nhóm:
.jpg)
Trình tự các bước chứng nhận VietGAP
- Đăng ký chứng nhận: Khách hàng (cơ sở sản xuất) gửi đơn đăng ký chứng nhận theo biểu mẫu đơn đăng ký của Tổ chức chứng nhận
- Xem xét hồ sơ đăng ký chứng nhận: Khách hàng (cơ sở sản xuất) gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận để chuyên gia xem xét hồ sơ:
- GĐKKD (Hợp tác xã, Công ty) hoặc CCCD,…
- Danh mục tài liệu hồ sơ theo chuẩn mực đăng ký
- Báo cáo đánh giá nội bộ
- Danh sách thành viên
- Sơ đồ khu vực sản xuất
- Kết quả kiểm nghiệm mẫu
- Một số hồ sơ kèm theo
- Chuẩn bị đánh giá:
- Tổ chức chứng nhận dự kiến thành phần Đoàn đánh giá, lịch đánh giá
- Trưởng phòng chứng nhận ra quyết định thành lập Đoàn đánh giá và Trưởng Đoàn đánh giá lập kế hoạch đánh giá cụ thể
- Đánh giá chính thức
- Tổ chức chứng nhận cử đoàn chuyên giá đánh giá tại cơ sở và kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu có):
- Đánh giá thực địa: Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kho phân, kho thuốc,…điều kiện phần cứng theo tiêu chuẩn.
- Đánh giá hệ thống hồ sơ tài tiệu:
+ Đánh giá sổ tay chất lượng tại cở sở, đánh giá hồ sơ pháp lý của cơ sở,…
+ Đánh giá quy trình sản xuất, quy trình quản lý nội bộ của cơ sở
-
- Hoàn thiện các hồ sơ cuộc đánh giá:
- Báo cáo đánh giá.
- Danh sách người tham dự.
- Phiếu ghi chép thực địa.
- Biên bản lấy mẫu (nếu có).
- Phiếu ghi kết quả kiểm nghiệm tại chỗ.
- Yêu cầu hành động khắc phục.
- Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm mẫu (nếu có).
- CHECKLIST đánh giá
- Bản ngày công đánh giá.
- Thẩm xét hồ sơ đánh giá: Chuyên gia thẩm xét hồ sơ phải xem xét tính đầy đủ và tính chính xác về nội dung của bộ hồ sơ đánh giá thông qua trưởng phòng chứng nhận trước khi trình lên giám đốc về việc ra quyết định cấp giấy chứng nhận.
- Cấp giấy chứng nhận:
- Sau khi thẩm tra hồ sơ chứng nhận VietGAP đạt yêu cầu, Phòng chứng nhận ra quyết định cấp giấy chứng nhận, giấy chứng và phục lục giấy chứng nhận (có mộc dấu chứng nhận)
- Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp.
- Đánh giá giám sát sau cấp giấy chứng nhận: Định kỳ là 12 tháng/lần Tổ chức chứng nhận sẽ cử Đoàn đánh giá đến cở sở để tiến hành giám sát việc duy trì thực hiện các yêu cầu VietGAP đã chứng nhận, các bước tiến hành tương tự như đánh giá chứng nhận. Lịch đánh giá sẽ được thông báo trước đến cơ sở
- Đánh giá chưng nhận bổ sung, mở rộng/nâng cấp: Trong thời gian chứng nhận có hiệu lực, nếu khách hàng đăng lý mở rộng/bổ sung. Tổ chức chứng nhận có thể tiến hành đánh giá mở rộng phạm vi. Thủ tục đánh giá mở rộng tương tự như đánh giá giám sát
- Đánh giá chứng nhận lại: Hiệu lực giấy chứng nhận VietGAP là 3 năm. Đánh giá chứng nhận lại được thực hiện trước khi giấy chứng nhận VietGAP hết hiệu lực.
Tiêu chuẩn VietGAP là một tiêu chuẩn quan trọng tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng và an toàn cho nông sản. Việc tuân thủ VietGAP không chỉ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp mà còn đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Nhà sản xuất có thể tìm hiểu và áp dụng tiêu chuẩn VietGAP để nâng cao năng suất, cạnh tranh trên thị trường và thực hiện sản xuất bền vững.
Công Ty TNHH Chứng Nhận JICA luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho QUÝ KHÁCH HÀNG quan tâm đến tiêu chuẩn này. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và bắt đầu hành trình chứng nhận VietGAP cho cơ của bạn.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: E4-31, đường Nguyễn Chánh, KDC 586, Phường Phú Hưng, Q.Cái Răng, TP Cần Thơ
- Số điện thoại: 0946 9797 168