Chứng nhận HACCP (HACCP certification) là hoạt động kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận do tổ chức chứng nhận HACCP có thẩm quyền (CBs) thực hiện nhằm đánh giá sự phù hợp của Hệ thống Phân tích mối nguy và Kiểm soát tới hạn của doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm
HACCP với tên đầy đủ là Hazard Analysis and Critical Control Points nghĩa là phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn. Tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng trong an toàn thực phẩm. Dựa trên việc phân tích và kiểm soát các mối nguy, tới hạn trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm của doanh nghiệp.
HACCP là một công cụ để đánh giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát. HACCP tập trung vào việc phòng ngừa nhiều hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.
HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Việc áp dụng thành công HACCP đòi hỏi sự cam kết và sự tham gia của ban lãnh đạo và toàn bộ doanh nghiệp. Việc áp dụng HACCP phù hợp với việc thực hiện các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001; Hệ thống ISO 22000.
Tiêu chuẩn đánh giá áp dụng đạt HACCP tại Việt Nam theo TCVN 5603:2023
Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam TCVN 5603:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CXC 1-1969, Revised 2020, General principles of food hygiene;
Tiêu chuẩn TCVN 5603:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F3 Nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hệ thống HACCP được thiết kế, xác nhận hiệu lực và thực hiện theo 7 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát
Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP).
Nguyên tắc 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn đã được xác nhận hiệu lực.
Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống kiểm soát, giám sát các CCP.
Nguyên tắc 5: Thiết lập các hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng có sự sai lệch so với các giới hạn tới hạn tại một CCP.
Nguyên tắc 6: Xác nhận hiệu lực của kế hoạch HACCP và thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu.
Nguyên tắc 7: Thiết lập tài liệu liên quan đến tất cả các quy trình, hồ sơ phù hợp với các nguyên tắc này và việc áp dụng chúng.
HACCP áp dụng cho tất cả cả cơ sở có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp xúc với thực phẩm hoặc nằm trong chuỗi cung ứng thực phẩm bao gồm:
Doanh nghiệp chế biến, sơ chế, kinh doanh, phân phối rau, củ, quả, thịt gia súc, gia cầm, trứng, sữa, thủy hải sản…
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, Cafe, chè,..
Khu chế xuất, thức ăn, suất ăn công nghiệp
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn
Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị, nông sản
Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức hoạt đông liên quan đến thực phẩm.
Các hãng vận chuyển thực phẩm, logistics, lưu trữ, bảo quản thực phẩm sử dụng kho lạnh và kho mát…
Doanh nghiệp thực phẩm chức năng: cho người già, trẻ em, người bị bệnh
Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm: bao bì từ nhựa PP, PE, BOPP,…
Doanh nghiệp sản xuất và chế biến thức ăn gia súc
HACCP là một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm được công nhận và sử dụng trên toàn cầu. Nó giúp kiểm soát các yếu tố nguy hiểm trong quá trình sản xuất và cung cấp thực phẩm, từ khâu thu hoạch, chế biến, đến vận chuyển và lưu trữ. Dưới đây là những lợi ích quan trọng mà chứng nhận HACCP mang lại:
Lợi ích với Doanh nghiệp
Việc sở hữu giấy chứng nhận HACCP giúp các Doanh nghiệp:
Lợi ích với Khách hàng:
1. Đăng ký chứng nhận: Khách hàng (cơ sở sản xuất) gửi đơn đăng ký chứng nhận theo biểu mẫu đơn đăng ký của Tổ chức chứng nhận.
2. Xem xét hồ sơ đăng ký chứng nhận: Khách hàng (cơ sở sản xuất) gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận để chuyên gia xem xét hồ sơ:
- GĐKKD
- Danh mục tài liệu hồ sơ theo chuẩn mực đăng ký
- Báo cáo đánh giá nội bộ
- Danh sách thành viên/ công nhân
- Sơ đồ cơ sở sản xuất
- Kết quả kiểm nghiệm mẫu (nếu có)
- Một số hồ sơ kèm theo
3. Chuẩn bị đánh giá:
- Tổ chức chứng nhận dự liến thành phần Đoàn đánh giá, lịch đánh giá
- Trưởng phòng chứng nhận ra quyết định thành lập Đoàn đánh giá và Trưởng Đoàn đánh giá lập kế hoạch đánh giá cụ thể
4. Đánh giá chứng nhận:
4.1. Tổ chức chứng nhận cử đoàn chuyên giá đánh giá tại cơ sở và kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu có):
- Đánh giá thực địa: tại cơ sở sản xuất, đánh giá hiện trường sản xuất
- Đánh giá hệ thống hồ sơ tài tiệu
+ Đánh giá sổ tay chất lượng tại cở sở
+ Đánh giá quy trình sản xuất, quy trình quản lý nội bộ của cơ sở
4.2.Hoàn thiện các hồ sơ cuộc đánh giá:
- Báo cáo đánh giá.
- Danh sách người tham dự.
- Phiếu ghi chép thực địa.
- Biên bản lấy mẫu (nếu có).
- Phiếu ghi kết quả kiểm nghiệm tại chỗ.
- Yêu cầu hành động khắc phục.
- Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm mẫu (nếu có).
- CHECKLIST đánh giá
- Bản ngày công đánh giá.
5. Thẩm xét hồ sơ đánh giá chứng nhận: Chuyên gia thẩm xét hồ sơ phải xem xét tính đầy đủ và tính chính xác về nội dung của bộ hồ sơ đánh giá thông qua trưởng phòng chứng nhận trước khi trình lên giám đốc về việc ra quyết định cấp giấy chứng nhận.
6. Cấp giấy chứng nhận:
- Sau khi thẩm tra hồ sơ đánh giá chứng nhận đạt yêu cầu, Phòng chứng nhận ra quyết định cấp giấy chứng nhận, giấy chứng nhận
- Giấy chứng nhận HACCP/ISO/GMP có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp
7. Đánh giá giám sát sau cấp giấy chứng nhận: Định kỳ là 12 tháng/lần Tổ chức chứng nhận FAO sẽ cử Đoàn đánh giá đến cở sở để tiến hành giám sát việc duy trì thực hiện các yêu cầu đã chứng nhận, các bước tiến hành tương tự như đánh giá chứng nhận. Lịch đánh giá sẽ được thông báo trước đến cơ sở
8. Đánh giá chưng nhận bổ sung, mở rộng/ nâng cấp: Trong thời gian chứng nhận có hiệu lực, nếu khách hàng đăng lý mở rộng/ bổ sung. Tổ chức chứng nhận có thể tiến hành đánh giá mở rộng phạm vi. Thủ tục đánh giá mở rộng tương tự như đánh giá giám sát
9. Đánh giá chứng nhận lại: Hiệu lực giấy chứng nhận HACCP/ISO/GMP là 3 năm. Đánh giá chứng nhận lại được thực hiện trước khi giấy chứng nhận HACCP/ISO/GMP hết hiệu lực.
Công Ty TNHH Chứng Nhận JICA luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho QUÝ KHÁCH HÀNG quan tâm đến tiêu chuẩn này. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và bắt đầu hành trình chứng nhận cho cơ của bạn.
Thông tin liên hệ: