Nông nghiệp hữu cơ (Organic) là gì?
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất toàn diện nhằm đẩy mạnh và tăng cường sức khỏe của hệ sinh thái nông nghiệp bao gồm cả đa dạng sinh học, các chu trình sinh học và năng suất sinh học. Nông nghiệp hữu cơ nhấn mạnh việc quản lý các hoạt động canh tác, giảm thiểu việc dùng vật tư, nguyên liệu đầu vào từ bên ngoài cơ sở và có tính đến các điều kiện từng vùng, từng địa phương.
Lợi ích của chứng nhận nông nghiệp hữu cơ?
Lợi ích đối với cơ sở sản xuất:
Lợi ích đối với người tiêu dùng:
Lợi ích đối với môi trường: Phương pháp trồng trọt hữu cơ không sử dụng hóa chất độc hại giúp giảm tác động tiêu cực lên đất và nguồn nước, bảo vệ tính sống của các hệ sinh thái nông nghiệp, góp phần vào bảo vệ sự cân bằng môi trường và giảm tác động tiêu cực lên hệ sinh thái tự nhiên.
Thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ và Cơ hội phát triển trong giai đoạn 2020-2030:
Nông nghiệp hữu cơ đang trở thành một xu hướng quan trọng trong ngành nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững và cung cấp các sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người và môi trường. Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn bảo vệ và phục hồi nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với mục tiêu này, vào ngày 23 tháng 6 năm 2020, Thủ Tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định 885/QĐ-TTg về việc Phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 – 2030.
Quyết định 885/QĐ-TTg nhằm tạo ra cơ sở pháp lý và chính sách hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp hữu cơ trong giai đoạn 2020 - 2030. Đây là một bước đột phá quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển đổi và phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam.
Theo đề án, mục tiêu chính là tăng cường sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao nhận thức về lợi ích của nông nghiệp hữu cơ đối với người dân, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Đồng thời, đề án cũng nhằm phát triển thương hiệu và xuất khẩu nông sản hữu cơ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia.
Các biện pháp chủ yếu được đề ra trong Quyết định 885/QĐ-TTg bao gồm tăng cường nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đào tạo và tư vấn cho người nông dân về kỹ thuật canh tác hữu cơ, và thúc đẩy tiêu thụ và tiếp cận thị trường cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Đặc biệt, bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 đóng vai trò quan trọng việc xác định các yêu cầu và quy định về sản phẩm đạt chứng nhận nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam, ộ tiêu chuẩn này bao gồm các phần quy định chi tiết về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, từ khu vực sản xuất, sử dụng phân bón hữu cơ tự nhiên, quản lý cỏ dại, kiểm soát sâu bệnh bằng biện pháp tự nhiên, đến thu hoạch, sơ chế, chế biến, bao gói và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ.
Tính đến hiện tại Việt Nam bộ tiêu chuẩn TCVN 11041 về Nông nghiệp hữu cơ bao gồm các phần:
- TCVN 11041-1:2017, Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ,
- TCVN 11041-2:2017, Phần 2: Trồng trọt hữu cơ,
- TCVN 11041-3:2017, Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ,
- TCVN 11041-5:2018, Phần 5: Gạo hữu cơ,
- TCVN 11041-6:2018, Phần 6: Chè hữu cơ,
- TCVN 11041-7:2018, Phần 7: Sữa hữu cơ,
- TCVN 11041-8:2018, Phần 8: Tôm hữu cơ,
- TCVN 11041-9:2023, Phần 9: Mật ong hữu cơ,
- TCVN 11041-10:2023, Phần 10: Rong biển hữu cơ,
- TCVN 11041-11:2023, Phần 11: Nấm hữu cơ,
- TCVN 11041-12:2023, Phần 12: Rau mầm hữu cơ;
- TCVN 11041-13:2023, Phần 13: Trồng trọt hữu cơ trong nhà màng và trong thùng chứa.
Quyết định 885/QĐ-TT cũng đề cao vai trò của các tổ chức nông nghiệp hữu cơ, định hướng sự phối hợp giữa chính phủ, các đơn vị chức năng, các nhà nghiên cứu và người nông dân để thúc đẩy sự phát triển bền vững của nông nghiệp hữu cơ. Chỉ thông qua việc tập trung nguồn lực và nỗ lực chung, chúng ta mới có thể xây dựng được một ngành nông nghiệp hữu cơ phát triển, bền vững và cung cấp những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường
Quy trình chứng nhận nông nghiệp hữu cơ
1 . Đăng ký chứng nhận: Khách hàng (cơ sở sản xuất) gửi đơn đăng ký chứng nhận theo biểu mẫu đơn đăng ký của Tổ chức chứng nhận
2. Xem xét hồ sơ đăng ký chứng nhận: Khách hàng (cơ sở sản xuất) gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận để chuyên gia xem xét hồ sơ:
- GĐKKD (HTX, Công ty) hoặc CCCD,…
- Danh mục tài liệu hồ sơ theo chuẩn mực đăng ký
- Báo cáo đánh giá nội bộ
- Danh sách thành viên
- Sơ đồ khu vực sản xuất
- Kết quả kiểm nghiệm mẫu (nếu có)
- Một số hồ sơ kèm theo
3. Chuẩn bị đánh giá:
- Tổ chức chứng nhận dự kiến thành phần Đoàn đánh giá, lịch đánh giá.
- Trưởng phòng chứng nhận ra quyết định thành lập Đoàn đánh giá và Trưởng Đoàn đánh giá lập kế hoạch đánh giá cụ thể
4 . Đánh giá chuyển đổi lần đầu
4.1. Tổ chức chứng nhận cử đoàn chuyên giá đánh giá tại cơ sở và kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu có):
- Đánh giá thực địa: Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kho phân, kho thuốc, kiểm tra vùng đệm,…điều kiện phần cứng theo tiêu chuẩn
- Đánh giá hệ thống hồ sơ tài tiệu:
+ Đánh giá sổ tay chất lượng tại cở sở, hồ sơ pháp lý của cơ sở
+ Đánh giá quy trình sản xuất, quy trình quản lý nội bộ của cơ sở
4.2.Hoàn thiện các hồ sơ cuộc đánh giá:
- Báo cáo đánh giá.
- Danh sách người tham dự.
- Phiếu ghi chép thực địa
- Biên bản lấy mẫu (nếu có).
- Phiếu ghi kết quả kiểm nghiệm tại chỗ.
- Yêu cầu hành động khắc phục.
- Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm mẫu (nếu có).
- CHECKLIST đánh giá
- Bản ngày công đánh giá.
5 . Thẩm xét hồ sơ đánh giá chuyển đổi lần đầu: Chuyên gia thẩm xét hồ sơ phải xem xét tính đầy đủ và tính chính xác về nội dung của bộ hồ sơ đánh giá thông qua trưởng phòng chứng nhận trước khi trình lên giám đốc về việc ra quyết định cấp giấy chứng nhận.
6 . Cấp giấy chứng nhận trong thời gian chuyển đổi: Sau khi thẩm tra hồ sơ đánh giá chuyển đổi đạt yêu cầu, Phòng chứng nhận ra quyết định cấp giấy chứng nhận đang trong giai đoạn chuyển đổi
7. Đánh giá chứng nhận chính thức
7.1. Tổ chức chứng nhận cử đoàn chuyên giá đánh giá tại cơ sở và kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm (nếu có):
- Đánh giá thực địa: Kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kho phân, kho thuốc, kiểm tra vùng đệm…điều kiện phần cứng theo tiêu chuẩn
- Đánh giá hệ thống hồ sơ tài tiệu
+ Đánh giá sổ tay chất lượng tại cở sở, hồ sơ pháp lý của cơ sở
+Đánh giá quy trình sản xuất, quy trình quản lý nội bộ của cơ sở
7.2. Hoàn thiện các hồ sơ cuộc đánh giá:
- Báo cáo đánh giá.
- Danh sách người tham dự.
- Phiếu ghi chép thực địa.
- Biên bản lấy mẫu (nếu có).
- Phiếu ghi kết quả kiểm nghiệm tại chỗ.
- Yêu cầu hành động khắc phục.
- Báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm mẫu (nếu có).
- CHECKLIST đánh giá
- Bản ngày công đánh giá
8 . Thẩm xét hồ sơ đánh giá: Chuyên gia thẩm xét hồ sơ phải xem xét tính đầy đủ và tính chính xác về nội dung của bộ hồ sơ đánh giá thông qua trưởng phòng chứng nhận trước khi trình lên giám đốc về việc ra quyết định cấp giấy chứng nhận.
9. Cấp giấy chứng nhận: Sau khi thẩm tra hồ sơ chứng nhận Hữu cơ đạt yêu cầu, Phòng chứng nhận ra quyết định cấp giấy chứng nhận, giấy chứng và phục lục giấy chứng nhận (có mộc dấu chứng nhận)
10. Đánh giá giám sát sau cấp giấy chứng nhận: Định kỳ là 12 tháng/lần Tổ chức chứng nhận sẽ cử Đoàn đánh giá đến cở sở để tiến hành giám sát việc duy trì thực hiện các yêu cầu Hữu cơ đã chứng nhận, các bước tiến hành tương tự như đánh giá chứng nhận. Lịch đánh giá sẽ được thông báo trước đến cơ sở
11. Đánh giá chứng nhận bổ sung, mở rộng/ nâng cấp: Trong thời gian chứng nhận có hiệu lực, nếu khách hàng đăng lý mở rộng/ bổ sung. Tổ chức chứng nhận có thể tiến hành đánh giá mở rộng phạm vi. Thủ tục đánh giá mở rộng tương tự như đánh giá giám sát
12. Đánh giá chứng nhận lại: Đánh giá chứng nhận lại được thực hiện trước khi giấy chứng nhận Hữu cơ hết hiệu lực
Công Ty TNHH Chứng Nhận JICA luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho QUÝ KHÁCH HÀNG quan tâm đến tiêu chuẩn này. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết và bắt đầu hành trình chứng nhận hữu cơ cho cơ của bạn.
Quý Khách Hàng có thể liên hệ qua thông tin sau: ...............................................
Nguồn: Công thông tin Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: https://www.mard.gov.vn/